Binh lực Nhật Bản xâm lược Thái Lan

Thái Lan

Thái Lan có lực lượng quân sự được huấn luyện tốt gồm 26.500 binh sĩ, cùng với lực lượng dự bị đã nâng tổng số quân lên đến khoảng 50.000 người. Lực lượng không quân có khoảng 270 máy bay gồm 150 máy bay chiến đấu, nhiều trong số chúng xuất xứ từ Mỹ. Nhật Bản còn cung cấp thêm 93 máy bay hiện đại hơn cho Thái Lan vào tháng 12 năm 1940. Riêng Hải quân Thái Lan thì lại được huấn luyện và trang bị nghèo nàn, sau lại để mất đi một số lượng lớn các tàu thuyền trong cuộc chiến với Liên bang Đông Dương.[18] Lục quân Hoàng gia Thái Lan đã bắt đầu thiết lập các đơn vị quân sự mới ở bán đảo Kra bao gồm:[19]

  • Chumphon
    • Tiểu đoàn bộ binh 38 đóng tại Ban Na Nian, Tambon Wang Mai, huyện Muang của Chumphon (9 km từ tòa thị chính tỉnh)
  • Nakhon Si Thammarat
    • Tiểu đoàn bộ binh 39 đóng tại Tambon Pak Phoon, huyện Muang của Nakhon Si Thammarat
    • Tiểu đoàn pháo binh 15 đóng tại Tambon Pak Phoon, huyện Muang của Nakhon Si Thammarat
    • Trụ sở Bộ Chỉ huy Sư đoàn 6 đóng tại Tambon Pak Phoon, huyện Muang của Nakhon Si Thammarat
  • Trang
    • Tiểu đoàn bộ binh 40
  • Songkla
    • Tiểu đoàn bộ binh 5 đóng tại Tambon Khao Kho Hong, huyện Hat Yai của Songkla, chuyển từ Bang Sue đến Hat Yai bằng tàu hỏa quân sự vào ngày 18 tháng 2 năm 1940 - đơn vị đầu tiên di chuyển về phía nam
    • Tiểu đoàn bộ binh 41 đóng tại Suan Tun, Tambon Khao Roob Chang, huyện Muang của Songkla
    • Tiểu đoàn pháo binh 13 đóng tại Suan Tun, Tambon Khao Roob Chang, huyện Muang của Songkla
  • Pattani
    • Tiểu đoàn bộ binh 42 đóng tại Tambon Bo Thong, huyện Nong Jik của Pattani

Nhật Bản

Lục quân

Tư lệnh Tập đoàn quân 15 Nhật Bản Trung tướng Iida Shōjirō

Nhật Bản có các đơn vị lục quân gồm Tập đoàn quân 15 dưới quyền Trung tướng Iida ShōjirōTập đoàn quân 25 dưới quyền Trung tướng Yamashita Tomoyuki đóng quân ở Đông Dương. Cả hai Tập đoàn quân này đều có các đơn vị chiến đấu cơ. Tập đoàn quân 15 được giao nhiệm vụ tấn công vào Miến Điện và 25 với Mã Lai và Singapore. Để tấn công Miến Điện, Tập đoàn quân 15 cần phải đi qua vùng đồng bằng Bangkok, trong khi Tập đoàn quân 25 cần phải tấn công Mã Lai qua bán đảo Kra. Các cuộc tấn công thông qua Thái Lan trên Mã Lai và Singapore đã được Đại tá Tsuji Masanobu lên kế hoạch trong khi ông là một phần của Đơn vị 82.[20] Nhật Bản có khoảng 100.000 binh sĩ cần để tiến sang Thái Lan.

Hải quân

Số tàu thuyền từ Hạm đội 2 của Đô đốc Kondō Nobutake cung cấp việc tiếp liệu và yểm trợ cho cuộc đổ bộ ở Thái Lan và Kota Baru tại Mã Lai.Số tàu thuyền Hải quân Đế quốc Nhật Bản tham gia được biết đến, ngoài những chiếc gửi đến Kota Baru gồm:

  • Tuần dương hạm Hải quân Đế quốc Nhật Bản Kashii hộ tống bảy tàu vận tải chở quân của Trung đoàn 143 xuất phát từ Sài Gòn[21]
  • Khu trục hạm Asagiri, Amagiri, Sagiri, Yugiri, Shirakumo và Shinonome hỗ trợ cuộc đổ bộ của Tập đoàn quân 25 ở miền nam Thái Lan
  • Hộ tống hạm Hải quân Đế quốc Nhật Bản Shimushu hộ tống các tàu vận tải Zenyo Maru, Miike Maru và Toho Maru đến Nakorn Sri Thammarat, miền nam Thái Lan với số đông là của Trung đoàn 143
  • Các tàu sân bay thủy phi cơ thương nhân Kamikawa Maru, Sagara Maru

Trong tổng số 18 tàu vận tải có liên quan, trong đó bao gồm ba đạo quân đổ bộ tại Kota Baru.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhật Bản xâm lược Thái Lan http://www.combinedfleet.com/HainanRS_t.htm http://www.combinedfleet.com/Kamikawa%20Maru_t.htm http://www.combinedfleet.com/Zenyo_t.htm http://www.cpamedia.com/history/thailand_in_shan_s... http://factsanddetails.com/Asian.php?itemid=2534&c... http://inpattayanow.com/2012/11/12/outside-pattaya... http://niehorster.orbat.com/014_japan/41-12-08_ops... http://niehorster.orbat.com/082_thailand/41-12-08/... http://portal.rotfaithai.com/modules.php?name=Foru... http://iseehistory.socita.com/index.php?lay=show&a...